0971.55.6868

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT ĐOÀN MINH

Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn
Hotline tư vấn
0906.961.199
Giao hàng nhanh
Thanh toán tại nhà
Bảo hành chính hãng
Đổi máy mới 100% (nếu lỗi NSX)
Dịch vụ Tốt - Nhanh
Lắp 1 máy mới cho khách dùng trong thời gian bảo hành

Brand Story, sức mạnh câu chuyện thương hiệu chạm tới trái tim khách hàng.

Câu chuyện thương hiệu không đơn thuần là một đoạn quảng cáo, một tấm hình được thiết kế chỉn chu mà còn là cả một quá trình xây dựng thương hiệu, nhân hiệu, tạo niềm tin và nhận thức cho khách hàng. Một thương hiệu thu hút sẽ giúp khách hàng ấn tượng và trung thành với doanh nghiệp.

 

Ảnh đồ họa: Pinky

Ảnh đồ họa: Pinky

Đó là lý do tại sao các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Disney, Coca-Cola, Apple…lại sở hữu những câu chuyện thương hiệu huyền thoại của riêng mình.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp làm truyền thông bằng cách kể câu chuyện không hề đơn giản. Thông điệp truyền tải cần phải có sự gắn kết chặt chẽ, mang đến những ý nghĩa tích cực đồng thời phải chạm đúng đến mối quan tâm của công chúng mục tiêu.

Câu chuyện thương hiệu tạo niềm tin và sự gắn kết với khách hàng

Trong xã hội có nhịp độ nhanh, tự động hóa và được điều khiển bằng kỹ thuật số như ngày nay, nhân loại đang dần trở nên “vô cảm”. Internet liên tục mang lại sự tiện lợi và thỏa mãn tức thì, khiến cho cảm xúc của con người ngày càng trở nên khan hiếm. Trong bối cảnh này, để tồn tại, các doanh nghiệp cần phải kết nối với khán giả, nắm bắt trái tim của họ và tương tác với họ ở mức độ sâu hơn nhiều so với trước đây. Đó là lý do câu chuyện thương hiệu đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong một chiến dịch marketing.

Câu chuyện thương hiệu là sự liên kết và đan xen giữa các sự kiện cũng như cảm xúc mà thương hiệu của bạn mang tới cho khách hàng. Ngoài việc cung cấp cho khách hàng lý do tại sao nên mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp cần chia sẻ câu chuyện đằng sau thương hiệu của họ, tại sao nó tồn tại và tại sao điều này lại quan trọng, nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông.

Câu chuyện thương hiệu là sự liên kết và đan xen giữa các sự kiện cũng như cảm xúc mà thương hiệu của bạn mang tới cho khách hàng

Câu chuyện thương hiệu là sự liên kết và đan xen giữa các sự kiện cũng như cảm xúc mà thương hiệu của bạn mang tới cho khách hàng

Câu chuyện thương hiệu là tương lai của Marketing

Trong một thị trường mà có hàng chục triệu nội dung được tạo và chia sẻ mỗi ngày, các doanh nghiệp đang chi hàng tỷ đô la để thu hút sự chú ý từ khán giả. Để có một sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng thôi chưa đủ, bạn cần biết cách quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ đó theo cách khác biệt với đám đông. Đó là lý do tại sao câu chuyện thương hiệu lại quan trọng như vậy.

Thay vì đưa ra các dữ kiện, số liệu thống kê khô khan, hãy tập trung vào việc làm cho thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ, khác biệt và chân thực. Gói gọn thông điệp của bạn thành một câu chuyện truyền tải tới mọi người, đơn giản hóa thông tin và khơi gợi phản ứng cảm xúc. Kể chuyện không chỉ giúp tăng mức độ yêu thích thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng mà còn có thể đáng nhớ hơn gấp 22 lần so với thông số dữ liệu.

Hãy tự hỏi bản thân: bạn muốn được mọi người nhớ đến vì điều gì? Thông điệp bạn muốn truyền tải là gì và bạn không bao giờ muốn họ quên điều gì? Cân nhắc cảm xúc bạn muốn khơi gợi cho khách hàng mỗi khi họ tương tác với thương hiệu của bạn. Họ có thể quên những gì bạn nói, nhưng sẽ không quên cảm xúc thương hiệu mang lại (điều này quan trọng vì cảm xúc thúc đẩy mua hàng hơn là lí trí logic)

Đừng chỉ xem họ là khách hàng, hãy xây dựng một cộng đồng

Khi soạn thảo thông điệp câu chuyện thương hiệu, hãy nghĩ về những gì khách hàng thực sự cần ở bạn (ngoài sản phẩm hoặc dịch vụ). Lấy Apple làm ví dụ. Họ bán công nghệ, nhưng ngay từ đầu, khán giả của họ cần cảm thấy rằng việc trở nên dũng cảm, táo bạo và suy nghĩ khác với đám đông là điều hoàn toàn ổn (và thậm chí được khuyến khích). Khách hàng của Tesla cần cảm thấy rằng việc hỗ trợ môi trường và năng lượng bền vững là điều có giá trị.

Khi khách hàng tiềm năng nhận diện được thương hiệu, tin tưởng và yêu thích, nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của rất cao. Thậm chí, sẽ tạo được mối quan hệ với những người sẽ trở thành khách hàng trung thành lâu dài.

Khi khách hàng tiềm năng nhận diện được thương hiệu, tin tưởng và yêu thích, nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của rất cao.

Khi khách hàng tiềm năng nhận diện được thương hiệu, tin tưởng và yêu thích, nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của rất cao.

Nguyên tắc xây dựng câu chuyện thương hiệu “chạm” đến trái tim khách hàng

Không phải bất kỳ câu chuyện nào cũng có thể tạo được niềm tin với các khách hàng. Chúng ta phải kể một câu chuyện về sản phẩm tạo ra sự kết nối, “chạm” đến cảm xúc khách hàng một cách tinh tế.

Dưới đây là những nguyên tắc nên sử dụng để tạo ra một câu chuyện thương hiệu giúp doanh nghiệp 'nổi bật'

1. Câu chuyện thương hiệu phải được xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu đó

Câu chuyện về thương hiệu không dùng để bán hàng. Những câu chuyện nhàm chán sẽ không thu hút và giữ chân độc giả và ngược lại, những câu chuyện tràn đầy cá tính có thể thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Màu sắc câu chuyện thương hiệu nên được lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp đó, có thể là câu chuyện khởi nghiệp từ những người tham gia, sự kết nối và phát triển thương hiệu hay quá trình phát triển đến thành thành công.

Sự đơn giản tạo nên giá trị đích thực

Một câu chuyện thương hiệu “chạm” tới trái tim khán giả và gây được ấn tượng lâu dài cần giải quyết được ba vấn đề sau:

  • Phần mở đầu: Giải quyết vấn đề hay “nỗi đau” của khách hàng.
  • Phần giữa: Cung cấp giải pháp, mô tả cách bạn giải quyết vấn đề
  • Phần kết thúc: Chia sẻ câu chuyện về thành quả và thành công đạt được

2. Câu chuyện đơn giản đáng tin cậy hơn là những câu chuyện phức tạp và quá dài dòng  Lấy ví dụ về thương hiệu giày TOMS. Khẩu hiệu của họ là: “One for one” (Đổi một lấy một), mang ý nghĩa cứ mỗi một đôi giày được bán ra sẽ có một người nghèo được tặng một đôi giày cũ. TOMS tồn tại để cải thiện cuộc sống.

Tóm lại, câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp nên tập trung vào một vấn đề, và diễn giải nó một cách đơn giản và ngắn gọn. Bởi vì người đọc cũng là người bình thường chứ không phải là một chuyên gia.

3. Luôn ghi nhớ chân dung khách hàng

Trước hết phải xác định tệp khách hàng của mình. Bằng cách nhắm đúng mục tiêu sẽ giúp bạn viết những câu chuyện cụ thể hơn cho khách hàng. Câu chuyện thương hiệu có thể mang tính hài hước, truyền cảm hứng hoặc mang lại kiến thức bổ ích. Nhưng quan trọng nhất là gắn kết nội dung câu chuyện với chính độc giả.

Hãy tự hỏi thương hiệu có thể làm thay đổi cuộc đời của độc giả như thế nào khi sử dụng sản phẩm? Tại sao người nghe phải dừng lại để lắng nghe câu chuyện của bạn? Tất cả chỉ có thể thực hiện được khi câu chuyện của doanh nghiệp đó thật sự gắn kết và tạo sự gần gũi cho người nghe.

4. Tạo ra lý do thúc đẩy tương tác trong câu chuyện

Nếu muốn hấp dẫn khách hàng mục tiêu hướng vào câu chuyện của doanh nghiệp thì điều quan trọng nhất là phải tạo ra một Unique Selling Point (USP) – hay còn gọi là lợi điểm bán hàng độc nhất và hấp dẫn đến một mục tiêu rõ ràng.

Câu chuyện điển hình về Make a Wish

Make a Wish ra đời năm 1980, là thương hiệu tổ chức phi lợi nhuận nhằm thực hiện điều ước của những trẻ em thuộc bệnh hiểm nghèo. Họ mong muốn những điều ước sẽ giúp cho cuộc sống của các bé trở nên tươi đẹp hơn. Chính niềm tin mãnh liệt nhưng vô cùng giản dị này đã tạo động lực cho những chiến dịch của tổ chức này.

Ngoài ra, Make a Wish còn đăng tải thông tin về các công việc mà họ đã làm cũng như quá trình thực hiện trên Youtube. Có thể nói đây là một trong những câu chuyện thương hiệu hay nhất và thật sự truyền cảm hứng đến cho tất cả mọi người.

Tóm lại, câu chuyện thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng thương hiệu mạnh. Khi bạn quyết định mua một món đồ nào đó, đặt bút ký vào một hợp đồng hoặc chấp nhận thuyết phục bởi một ý kiến của người nào đó, điều đầu tiên khiến bạn thực hiện đó là khi bạn cảm thấy an toàn với điều đó và có niềm tin rằng điều đó đem lại lợi ích tốt cho bạn.

Câu chuyện khi đó sẽ là một cái máy để giúp lưu giữ trí nhớ, ước mơ, ý tưởng từ người này truyền sang não bộ của bạn, kích thích bạn đưa ra những lựa chọn theo cách đáng tin cậy và thuyết phục nhất mà khó có giải pháp công nghệ nào có thể thay thế được.

Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng câu chuyện thương hiệu và giữ cho câu chuyện thu hút bằng cách tiếp tục gây ấn tượng với khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.

Nguồn: Nhà đầu tư